Bất động sản ven khu công nghiệp lớn hưởng lợi từ làn gió mới


Tháng 6/2020, cả nước có 336 khu công nghiệp với tổng diện tích khoảng 97.800ha. Trong đó, 261 khu công nghiệp đang hoạt động và 75 còn lại đang trong quá trình giải phóng mặt bằng, bắt đầu xây dựng. Công suất thuê đạt 76% trên tổng các khu công nghiệp đang hoạt động trên toàn quốc.

Ông John Campbell, Trưởng Bộ phận Bất động sản Công nghiệp, Savills Việt Nam cho biết: "Với nguồn cầu tiếp tục vượt quá nguồn cung, có thể thấy rõ sự cần thiết của việc tăng số lượng nguồn cung tại các khu vực công nghiệp trọng điểm. Công suất thuê các vùng trọng điểm tại phía Nam như Bình Dương, Đồng Nai, Long An, và phía Bắc như Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Phòng đã gia tăng đáng kể từ năm 2018".

Quan sát trên thị trường có thể thấy tại khu vực phía Nam, Đồng Nai, Bình Dương Long An đang nổi lên như một trong những thị trường BĐS công nghiệp tiềm năng bậc nhất. Điều này được minh chứng bởi tốc độ phát triển hạ tầng mạnh mẽ tại đây.

Mới đây nhất, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM cũng cho biết, đang phối hợp với Sở Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Long An rà soát, lập thủ tục đầu tư, mở rộng 7 dự án giao thông kết nối giữa hai khu vực có tổng vốn đầu tư 24.400 tỉ đồng.

Cụ thể, các dự án gồm: Quốc lộ 50 qua Bình Chánh - Cần Giuộc, tổng vốn gần 1.500 tỉ đồng. Đường Lê Văn Lương (Nhà Bè) - ĐT826C (Cần Giuộc), vốn đầu tư 1.000 tỉ đồng. Đường Long Hậu (Nhà Bè) - ĐT826E (Cần Giuộc) 5.100 tỉ đồng. Dự án xây dựng tuyến đường song song quốc lộ 50 (huyện Bình Chánh) - đường trục động lực (Cần Giuộc), tổng chiều dài hơn 8,6 km, kinh phí 4.300 tỉ đồng.Đường Nguyễn Văn Bứa (Hóc Môn) - ĐT824 (Đức Hòa), tổng vốn 2.800 tỷ đồng.

Hay như tại Đồng Nai, Dự án xây dựng đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây là dự án thành phần của dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông. Đây cũng là dự án có vai trò đặc biệt trong việc kết nối giao thông cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Với vị trí đặc biệt quan trọng đó, vào tháng 6 vừa qua, Quốc hội đã biểu quyết thông qua việc chuyển đổi phương thức đầu tư từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công đối với 3 dự án thành phần thuộc dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông, trong đó có dự án xây dựng đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây. Việc chuyển đổi phương thức đầu tư nhằm mục tiêu đẩy nhanh tiến độ thực hiện đối với các dự án thành phần này.

Theo ông Nguyễn Công Hợp, Phó trưởng phòng Quản lý dự án 2, Ban Quản lý dự án Thăng Long (Bộ GT-VT), chủ đầu tư dự án xây dựng đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, sau khi Quốc hội thông qua việc chuyển đổi phương thức đầu tư đối với dự án, đơn vị đã nhanh chóng hoàn tất các thủ tục cần thiết để sớm khởi công dự án. “Ngày 27-8, sẽ thực hiện phát hành hồ sơ mời thầu của dự án đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây” - ông Nguyễn Công Hợp cho hay. Qua đó mở ra triển vọng kết nối các khu, cụm công nghiệp với TP.HCM và các tỉnh lân cận.

Phát biểu tại một hội thảo mới đây, ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) đánh giá bất động sản công nghiệp đang nổi lên là một điểm sáng, tạo dựng được niềm tin mạnh mẽ về sự tăng trưởng trong mắt nhà đầu tư quốc tế. 

Năm 2019, Việt Nam trở thành một trong những điểm đến thu hút đầu tư về công nghiệp sản xuất trong khu vực Đông Nam Á. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường là nhờ định hướng của Việt Nam trong xây dựng nền kinh tế tập trung vào xuất khẩu, việc xúc tiến thành lập các khu công nghiệp và kinh tế trọng điểm, sự tích cực tham gia các Hiệp định thương mại tự do.

Bất động sản ven khu công nghiệp nổi lên như một điểm sáng mới 

Trên thực tế, dòng tiền của nhà đầu tư bất động sản hiện đang rơi vào trạng thái bế tắc. Các kênh đầu tư khác như chứng khoán, vàng, ngoại tệ… đều đang có nhiều biến động thì bất động sản cũng không mấy khả quan khi giá cả leo thang, mức độ giao dịch ảm đạm do ảnh hưởng bởi dịch. Trong tình thế này, không ít nhà đầu tư băn khoăn vì dù nắm giữ nguồn tài chính tốt nhưng chưa tìm được kênh đầu tư hợp lý để gửi gắm trong dài hạn.

Trước tình hình đó, sự khởi sắc của bất động sản công nghiệp là một điểm sáng mới mang lại nhiều kỳ vọng. Theo quan sát, thời gian qua giới đầu tư tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội… cũng bắt đầu dịch chuyển sự quan tâm về các khu vực đang đón sóng công nghiệp mạnh mẽ như Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu… để săn nhà đất làm “của để dành”.

Theo dự báo của giới chuyên gia, một khi nhu cầu bất động sản công nghiệp tăng lên thì sẽ kéo theo hàng loạt các yếu tố về hạ tầng, logistic, dịch vụ… và làm gia tăng nhu cầu về nhà ở. Khi đó sẽ là thời cơ chín muồi để bất động sản lân cận các khu công nghiệp trỗi dậy mạnh mẽ. 

Đây cũng là lực đẩy quan trọng để thị trường xung quanh các khu vực này hồi phục và bứt phá nhanh hơn so với các khu vực kém phát triển về công nghiệp.

Bất động sản Đồng Nai hưởng lợi nhờ quy hoạch khu công nghiệp:

Lượng công nhân, chuyên gia làm việc tại các khu công nghệ cao thúc đẩy nhu cầu nhà ở với nhiều dự án bất động sản.

Cụ thể ở Đồng Nai, trong kế hoạch sử dụng đất của H.Trảng Bom năm 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt, sẽ có 586ha đất dành để phát triển công nghiệp trên địa bàn. Trong đó, có 536ha dành để mở rộng các khu công nghiệp (KCN) Hố Nai, Bàu Xéo, Sông Mây và 50ha xây dựng cụm công nghiệp tại xã Đồi 61.

Cụ thể, KCN Sông Mây sẽ chia thành hai giai đoạn để mở rộng. Giai đoạn 1 khoảng 43ha và giai đoạn 2 hơn 165ha. KCN Bàu Xéo chia thành hai đợt thu hồi đất, đợt 1 là 20ha, đợt 2 khoảng 34ha ở các xã Sông Trầu, Đồi 61, Tây Hòa. KCN Hố Nai cũng được chia thành hai đợt để thu hồi đất mở rộng KCN. Đợt 1 thu hồi khoảng 218ha, đợt 2 sẽ thu hồi gần 55ha, diện tích đất phải thu hồi chủ yếu nằm ở 2 xã Bắc Sơn và Hố Nai 3.

Hiện nay, các KCN trên địa bàn H.Trảng Bom đã gần lấp đầy diện tích đất cho thuê, trong khi nhu cầu thuê đất xây dựng nhà xưởng để sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp trong nước và nước ngoài vẫn còn rất lớn.

Khoảng 2 năm gần đây, hàng loạt các dịch vụ phái sinh xung quanh các khu công nghiệp trên địa bàn Trảng Bom đã làm kinh tế khu vực này sôi động hơn. Nhiều khu đô thị được mọc lên nhờ hạ tầng mới được kết nối vào các khu công nghiệp này. Nơi đây đã xuất hiện cả một trung tâm thương mại quy mô lớn được đầu tư khai thác đón đầu lượng công nhân, chuyên gia sẽ chuyển về đây sinh sống và làm việc.

Khu Công Nghiệp Sông Mây, Nằm trên trục đường DT767 giao với Quốc lộ 1A kết nối khu công nghiệp với thành phố Biên Hòa

Hàng chục nghìn lượt công nhân đang làm việc tại khu công nghiệp Sông Mây, kéo theo nhiều dịch vụ cho thuê nhà, kinh doanh, buôn bán, tạo thêm động lực phát triển kinh tế nơi đây. Đón đầu tiềm năng phát triển của các khu công nghiệp, nhiều dự án đô thị được quy hoạch, phục vụ nhu cầu của các chuyên gia và công nhân sinh sống và làm việc quanh khu vực này. Một trong những dự án nổi bật là khu đô thị PNR ESTELLA.

Sở hữu vị trí đắt giá khi tọa lạc trên tuyến đường ĐT 767. Đây là trục phát triển kinh tế trọng yếu của khu vực phía Đông thành phố Biên Hòa. PNR Estella còn nằm trên trục giao thương, trung chuyển hàng hóa Bắc - Nam và kết nối thông suốt với tất cả các đô thị trọng điểm khu vực phía Nam thông qua quốc lộ 1, đại lộ Bắc Sơn - Long Thành, đại lộ Võ Nguyên Giáp, quốc lộ 51, cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, đường sắt Bắc - Nam... 

Chủ Đầu tư Dự án Khu Đô Thị PNR ESTELLA cho biết, với mức giá bán hiện tại thấp hơn khoảng từ 20 đến 30% so với giá thị trường các dự án khu vực lân cận, điều này cho thấy đây sẽ là cơ hội sinh lời nhanh chóng cho nhà đầu tư F0 tại PNR ESTELLA cả trong ngắn hạn và trung hạn.

Đặc biệt với lợi thế nằm đối diện chợ Sông Mây trong khu công nghiệp Sông Mây quy mô 473 ha tập trung hàng chục ngàn chuyên gia, kỹ sư đang làm việc, PNR Estella tích hợp bốn giá trị ưu việt gồm an cư, đầu tư, kinh doanh, cho thuê. Qua đó, giá trị bất động sản tại dự án sẽ không ngừng gia tăng, các chủ sở hữu dự án sẽ “an nhàn hưởng lợi” theo thời gian.

Nguồn: Tổng hợp thị trường